Mặc kệ thương chiến Mỹ - Trung, nữ sinh y khoa chi đến 5,2 triệu mua thứ này để "đầu tư cho cảm xúc"

Lin không phải là trường hợp cá biệt. Trên khắp nước Mỹ, một thế hệ người tiêu dùng mới đang săn lùng thứ này, bất chấp thuế tăng chóng mặt.

Từ hàng dài trước cửa hàng đến chợ đen trực tuyến

Theo một bài đăng trên CNN ngày 17 tháng 5, Naomi Lin, một sinh viên y khoa năm ba tại Nebraska, Mỹ thay vì lùng mua những sản phẩm mới nhất của Prada hay Manolos lại chi rất nhiều tiền cho những món đồ phụ kiện có vẻ ngoài kỳ quặc đang được yêu thích tại quốc gia. Chúng thực chất là những món đồ chơi nhồi bông với vẻ ngoài ma quái. Đó là Labubu, một nhân vật nổi tiếng đến từ thương hiệu đồ chơi Trung Quốc Pop Mart. "Chúng không chỉ là đồ chơi, mà là một phần cuộc sống của tôi," Lin chia sẻ về một con Labubu phiên bản Zimomo cao 22 inch có đuôi gai, một món hiếm mà cô phải chi hơn 200 USD (khoảng 5,2 triệu đồng) và hàng giờ theo dõi TikTok Live để săn lùng.

Lin không phải là trường hợp cá biệt. Trên khắp nước Mỹ, một thế hệ người tiêu dùng mới, phần lớn là Gen Z và Millennials, đang đổ xô đi săn những chiếc "blind box" hộp bất ngờ chứa nhân vật ngẫu nhiên từ Pop Mart, bất chấp việc đây là sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và đang chịu ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Mặc kệ thương chiến Mỹ - Trung, nữ sinh y khoa chi đến 5,2 triệu mua thứ này để

Một con Labubu được treo trên túi xách hàng hiệu của Naomi Lin. (Ảnh: CNN)

Theo Chron, hình ảnh hàng trăm người xếp hàng dài từ sáng sớm tại các trung tâm thương mại lớn ở Houston hay Chicago để chờ mua hộp mù Pop Mart đã không còn xa lạ. Tại buổi khai trương cửa hàng Pop Mart ở Baybrook Mall (Texas), một số người thậm chí mang theo ghế xếp và chăn mền, chờ qua đêm chỉ để có cơ hội sở hữu phiên bản giới hạn của Labubu. "Tôi đã nghỉ làm để đến đây," một khách hàng tên Olivia chia sẻ với tờ Chron. "Có khi phải mua đến 10 hộp mới ra được con mình thích."

Giá của các mẫu Labubu dao động từ 30 đến 85 USD, nhưng trên thị trường thứ cấp, giá có thể lên tới hàng trăm USD, đặc biệt đối với các phiên bản hiếm. Một số người sưu tầm thậm chí thuê người khác xếp hàng thay với mức phí cao.

Mặc kệ thương chiến Mỹ - Trung, nữ sinh y khoa chi đến 5,2 triệu mua thứ này để

Hình ảnh hàng trăm người xếp hàng dài từ sáng sớm tại các trung tâm thương mại lớn ở Houston hay Chicago để chờ mua hộp mù Pop Mart đã không còn xa lạ. (Ảnh: Reddit)

Các cửa hàng Pop Mart hiện diện tại nhiều bang của Mỹ, từ California đến New York. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm phát hành vẫn rất hạn chế và không đáp ứng được nhu cầu sưu tầm đang ngày càng tăng. Chính vì vậy, nhiều người Mỹ đã chuyển sang các nền tảng trực tuyến như eBay, TikTok Shop hay thậm chí là các website Trung Quốc để săn lùng những mẫu hiếm.

"Mỗi lần lướt TikTok là tôi lại thấy người mở hộp mù. Đôi khi tôi mua ngay trong livestream vì sợ hết hàng," Amy, một sinh viên tại UCLA, chia sẻ với Reddit. Các tài khoản TikTok như @popmartus hoặc @labubulovers thường tổ chức livestream bán hàng trực tiếp từ Trung Quốc, giao về Mỹ qua dịch vụ chuyển phát quốc tế.

"Mặc kệ" hàng rào thuế quan để đầu tư cho cảm xúc

Theo luật thuế mới được cập nhật từ tháng 5/2025, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, bao gồm cả đồ chơi, có thể bị áp thuế lên tới 120% nếu vượt ngưỡng giá trị quy định. Tuy nhiên, điều này không khiến cơn sốt Labubu hạ nhiệt. Trên eBay, một số phiên bản Labubu hiếm có thể được rao bán với giá từ 150 đến 350 USD, chưa tính phí vận chuyển và thuế.

"Tôi biết rõ mình đang trả gấp đôi giá trị thật, nhưng tôi cần hoàn thiện bộ sưu tập," Joe, một nhân viên IT tại San Francisco, chia sẻ vớ Reddit. "Đây không phải là mua đồ chơi, đây là đầu tư cảm xúc."

Ngoài Labubu, các dòng sản phẩm khác như Baby Three, Dimoo hay Skullpanda cũng đang tạo ra làn sóng sưu tầm tương tự. Những nhân vật này không chỉ được yêu thích vì thiết kế độc đáo mà còn vì tính ngẫu nhiên, yếu tố tạo ra sự phấn khích khi mở hộp.

Mặc kệ thương chiến Mỹ - Trung, nữ sinh y khoa chi đến 5,2 triệu mua thứ này để

Ngoài Labubu, các dòng sản phẩm khác như Baby Three, Dimoo hay Skullpanda cũng đang tạo ra làn sóng sưu tầm tương tự. (Ảnh: CNN)

Trên TikTok, hashtag #PopMart đã vượt mốc hàng trăm triệu lượt xem. Cộng đồng Reddit r/POPMART cũng hoạt động sôi nổi, nơi người dùng chia sẻ kinh nghiệm săn hàng, cảnh báo hàng giả và đăng ảnh bộ sưu tập cá nhân. Trong một bài đăng gần đây, một người dùng cảnh báo về việc bị lừa khi mua Labubu giả qua chợ đen. "Hãy kiểm tra nhãn mác kỹ và chỉ mua từ người bán có uy tín," họ nhấn mạnh.

Trong khi đó, các nền tảng như Mercari và Whatnot cũng nổi lên như kênh giao dịch thứ cấp cho những ai bỏ lỡ cơ hội mua tại cửa hàng. Giá cả dao động rất lớn, tùy thuộc vào độ hiếm và tình trạng sản phẩm.

Cơn sốt hộp mù tại Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, người tiêu dùng dường như không để tâm đến nguồn gốc sản phẩm. Bất chấp thuế quan, khoảng cách địa lý và rủi ro hàng giả, người Mỹ từ sinh viên ở Nebraska đến lập trình viên ở California vẫn say mê với từng hộp mù Pop Mart.

Theo SCMP, giới phân tích cho rằng hiện tượng này phản ánh sự dịch chuyển trong xu hướng tiêu dùng: từ hàng hóa thiết thực sang hàng hóa cảm xúc. Với sự phát triển của mạng xã hội và thương mại xuyên biên giới, những sản phẩm như Labubu không chỉ là đồ chơi mà còn là biểu tượng văn hóa đại chúng.

 (Theo CNN, Reddit, LA Times)