MB88
VT88

Đột kích 2 cửa hàng và 4 khu dân cư, công an triệt phá đường dây sản thuốc giả quy mô hàng 36 tỷ đồng, tịch thu hơn 4.500 hộp dược phẩm kém chất lượng

Từ việc phát hiện 2 cửa hàng kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe giả, công an Trung Quốc đã triệt phá thành công đường dây sản xuất và phân phối hàng giả quy mô lớn.

Tháng 10/2022, sau 2 tháng theo dõi và điều tra, Công an khu công nghệ cao phối hợp cùng Công an quận Xuyết Đao, thành phố Kinh Môn, Hồ Bắc, Trung Quốc, đã triệt phá thành công đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả quy mô lớn. Cơ quan chức năng đã bắt giữ 9 nghi phạm, thu giữ hơn 4.500 hộp sản phẩm thuốc giả và hơn 50.000 viên nguyên liệu, với tổng trị giá vượt 10 triệu NDT (hơn 36 tỷ đồng).

Lộ diện đường dây sản xuất thuốc giả quy mô lớn

Theo The Paper, sự việc bắt đầu từ tháng 7/2022, qua hoạt động kiểm tra thị trường, Công an Quận Xuyết Đao phát hiện 2 cửa hàng kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại địa bàn có dấu hiệu buôn bán hàng giả. Trong đó có các sản phẩm có tên gọi giống hàng nhập khẩu. 

Ngay trong đêm 19/7, lực lượng chức năng phối hợp cùng cơ quan quản lý thị trường tại địa phương đã đột kích cả hai địa điểm trên, bắt giữ 2 đối tượng, thu giữ khoảng 2.800 sản phẩm thuốc giả thuộc hơn 40 loại khác nhau.

Qua thẩm vấn, các nghi phạm họ Viên và Ngô khai nhận đã mua số thuốc trên với giá thấp từ nguồn trôi nổi về bán kiếm lời. Kết quả giám định của Cục Quản lý và Giám sát Thị trường địa phương cho thấy toàn bộ hàng hóa bị thu giữ đều là giả, không đạt tiêu chuẩn lưu hành.

Đột kích 2 cửa hàng và 4 khu dân cư, công an triệt phá đường dây sản thuốc giả quy mô hàng 36 tỷ đồng, tịch thu hơn 4.500 hộp dược phẩm kém chất lượng- Ảnh 1.

Ảnh: The Paper

Xác định đây chỉ là phần nổi của đường dây, lực lượng công an đã lập chuyên án mở rộng điều tra, truy xét toàn bộ đường dây. Quá trình phân tích cho thấy đối tượng họ Viên và Ngô lấy hàng từ các đối tượng họ Lý,  Nhạc và Trương. Từ đó, một mạng lưới phân phối thuốc giả quy mô lớn dần lộ diện.

Ngày 2/8, lực lượng chức năng đã đột kích và bắt giữ 2 đối tượng họ Lý và Nhạc tại nhà riêng ở một khu dân cư tại quận Hoàng Bì, TP Vũ Hán, khi cả hai đang chuẩn bị chuyển hàng. Tại hiện trường, gần 50.000 viên nguyên liệu đã bị thu giữ. Theo lời khai, từ năm 2019, 2 đối tượng này đã tự mua nguyên liệu, tự đóng gói và nhờ bạn là họ Nghiêm, nhân viên công ty chuyển phát, phân phối đi khắp Trung Quốc.

Ngay sau đó, đối tượng họ Nghiêm cũng bị bắt tại quận Giang Hán, thành phố Vũ Hán cùng với hơn 50 đơn giao hàng giả bị thu giữ. Hai ngày sau, đối tượng họ Trương, mắt xích phân phối quan trọng trong đường dây trên, cũng bị bắt tại khu dân cư ở quận Đông Tây Hồ khi đang chuẩn bị giao lô hàng 160 gói thuốc giả, phần lớn được rao bán qua WeChat.

Bóc trần thủ đoạn làm giả thuốc siêu tinh vi

Để triệt phá toàn bộ đường dây sản xuất và phân phối thuốc giả, lực lượng chức năng đã thu thập chứng cứ và lần lượt xác định danh tính 2 đối tượng cầm đầu cùng địa điểm sản xuất. Khi nhận thấy thời điểm bắt giữ đã phù hợp, vào lúc 15h chiều ngày 8/9, lực lượng chức năng chia thành 2 nhánh bất ngờ ập đến 2 khu dân cư tại quận Đông Tây Hồ, TP Vũ Hán và quận Ngạc Thành, thành phố Ngạc Châu, bắt giữ 2 tên cầm đầu họ Vương và họ Trương.

Đột kích 2 cửa hàng và 4 khu dân cư, công an triệt phá đường dây sản thuốc giả quy mô hàng 36 tỷ đồng, tịch thu hơn 4.500 hộp dược phẩm kém chất lượng- Ảnh 2.

Ảnh: The Paper

Theo lời khai của những đối tượng này, các sản phẩm thuốc giả này thực chất được làm từ tinh bột, glucose, nén thành viên hoặc đóng vào viên nang, sau đó được đóng gói bằng bao bì bắt mắt rồi tuồn ra thị trường. Mỗi viên chỉ có giá gốc khoảng 0,05 NDT (chưa được 3.000 đồng), nhưng sau qua nhiều khâu trung gian, giá bán ra thị trường bị đẩy lên 50 - 80 NDT (gần 300.000 đồng) - cao gấp hàng trăm lần. Những sản phẩm giả mạo này được phân phối đến hơn 10 thành phố, trong đó có Hồ Bắc và Hồ Nam.

Các đối tượng phạm tội trong đường dây trên sau đó đều bị truy tố và chịu sự trừng phạt theo quy định pháp luật Trung Quốc.

Qua vụ việc trên, công an Trung Quốc cho biết việc mua và sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt là qua mạng xã hội hoặc các cửa hàng thiếu kiểm chứng, không chỉ tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe mà còn tiếp tay cho các đường dây sản xuất hàng giả. Người tiêu dùng Trung Quốc cần tỉnh táo, lựa chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được cấp phép lưu hành và mua từ những kênh phân phối uy tín để bảo vệ chính mình.

 (Theo The Paper)